Từ ngày 11/9
đến ngày 13/9/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn đánh giá cơ sở giáo
dục đại học theo bộ tiêu chuẩn ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT
ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Gáo dục và Đào tạo.
Tham dự tập huấn, có 246
đại biểu là đại diện lãnh đạo Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng, lãnh đạo và kiểm
định viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, lãnh đạo và cán bộ phụ
trách về công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo
dục đại học trên cả nước; trong đó có 51 trường công lập và 23 trường ngoài
công lập; phần lớn các trường này chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục.
Các đại biểu tham dự
khóa tập huấn
Tới dự và chỉ đạo khóa tập huấn, về phía Bộ Giáo dục
và Đào tạo có PGS. Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng; cùng tham
dự và làm báo cáo viên khóa tập huấn có lãnh đạo và chuyên viên Phòng Kiểm định
chất lượng giáo dục - Cục Quản lý chất lượng, ngoài ra còn có các báo cáo viên
là lãnh đạo của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
PGS. Mai Văn Trinh,
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu chỉ đạo
tại khóa tập huấn
Phát biểu chỉ
đạo tại khóa tập huấn, Cục trưởng Mai Văn Trinh nhấn mạnh về tầm quan trọng, ý
nghĩa to lớn của công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Trong
bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, Việt
Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với các nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước trong khối ASEAN, khi thị trường lao động trong khu vực ngày càng có
sự cạnh tranh quyết liệt thì việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có
ý nghĩa thiết thực, sống còn đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học nói riêng và
quốc gia Việt Nam nói chung. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực, việc thực hiện công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục là một
trong những giải pháp hữu hiệu mà các nước trên thế giới đã và đang thực hiện.
Cục trưởng Mai Văn
Trinh cũng thông tin thêm về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục
đại học ở Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày
19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được xây dựng trên cơ sở bộ tiêu
chuẩn của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA). Bộ
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học có 4 lĩnh vực (gồm các lĩnh vực: Đảm bảo chất lượng về
chiến lược, Đảm bảo chất lượng về hệ thống, Đảm bảo chất lượng về thực hiện
chức năng và Kết quả hoạt động), 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí. Bộ tiêu
chuẩn đảm bảo về tính khoa học, dựa trên nguyên tắc quản lý chất lượng tổng thể,
được kiểm chứng qua thực tiễn áp dụng trong hệ thống các trường đại học ASEAN
và phù hợp với bối cảnh Việt Nam cũng như phù hợp với xu hướng hội nhập quốc
tế.
TS. Lê Mỹ Phong, Trưởng
phòng KĐCLGD – Cục QLCL báo cáo tại khóa tập huấn
Tại khóa tập
huấn, các báo cáo viên đã trình bày 11 chuyên đề, hướng dẫn kỹ thuật thực hiện
tự đánh giá cơ sở giáo dục đại học. Ngoài phần lý thuyết, học viên tham dự khóa
tập huấn thực hiện các bài tập thực hành.
TS. Tạ Thị Thu Hiền, Phó
Giám đốc phụ trách Trung tâm KĐCLGD – ĐHQG Hà Nội đang hướng dẫn nhóm thực hành
PGS. Mai Văn Chung,
Phó GĐ Trung tâm KĐCLGD – Trường ĐH Vinh đang hướng dẫn nhóm thực hành
Khóa tập huấn
đã tổ chức 20 nhóm để thực hiện bài tập về viết Phiếu phân tích tiêu chí, tìm thông tin minh chứng. Qua bài tập,
học viêm tham dự có kỹ năng phân tích tiêu chí, xác định được các yêu cầu chỉ
báo cùng mốc chuẩn tham chiếu của tiêu chí, đặt ra các câu hỏi ứng với mỗi yêu
cầu để đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí; xác định thông tin, minh chứng cần thu thập,
nơi thu thập, phương pháp thu thập và dự kiến mã hóa minh chứng.
Một bài tập
nữa mà học viên thực hiện theo nhóm là viết Phiếu
đánh giá tiêu chí. Thông qua bài tập, học viên có kỹ năng mô tả các hoạt
động của cơ sở giáo dục trong 5 năm gần nhất kèm theo các thông tin, minh chứng
để chứng minh mức độ đạt được của tiêu chí; có kỹ năng phân tích, so sánh, lý
giải và rút ra những điểm mạnh nổi bật cũng như những điểm tồn tại của cơ sở
giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí; có kỹ năng xây dựng kế
hoạch hành động, những việc cần làm nhằm khắc phục tồn tại, phát huy điểm mạnh
kèm theo những biện pháp cần thực hiện; có kỹ năng đánh giá mức độ đạt được của
tiêu chí.
Sau phần trình bày
trước hội trường của đại diện các nhóm về kết quả thực hiện bài tập thực hành,
các báo cáo viên đã nhận xét, góp ý và hướng dẫn cách thực hiện các bước trong
quy trình tự đánh giá.
TS. Nguyễn Quốc Chính,
Phó GĐ phụ trách Trung tâm KĐCLGD – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đang hướng dẫn nhóm
thực hànhPGS. Nguyễn Phương
Nga, Giám đốc Trung tâm KĐCLGD – Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đang hướng
dẫn nhóm thực hành
PGS. Nguyễn Quang Giao,
Phó Giám đốc thường trực Trung tâm KĐCLGD – ĐH Đà Nẵng đang hướng dẫn nhóm thực
hành
PGS. Lê Văn Sỹ, Phó
Hiệu trưởng Trường ĐH Dầu khí Việt Nam báo cáo kết quả thực hành
Một nội dung cũng rất thiết thực và nhận được sự
quan tâm của nhiều đại biểu tham dự là phần chia sẻ kinh nghiệm của Trường Đại
học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh - trường đại học đầu tiên hoàn thành tự đánh giá
và đã được đánh giá ngoài vào tháng 7/2018 theo bộ tiêu chuẩn mới ban hành kèm
theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT. Trong quá trình tiếp cận đánh giá theo tiêu
chuẩn mới, tập thể cán bộ giảng viên, nhân viên toàn trường đã tích cực tham
gia, khắc phục những khó khăn, bất cập để hoàn thành tự đánh giá theo kế hoạch
cùng với sự hỗ trợ của phần mềm tự đánh giá do trường tự xây dựng.
ThS. Nguyễn Thị Sáu, Giám
đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh chia
sẻ kinh nghiệm tự đánh giá
Kết thúc khóa
tập huấn, học viên được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hiện tự đánh giá cơ
sở giáo dục, có chung nhận thức về mục đích và quyết tâm thực hiện công tác đảm
bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.
Công việc tiếp
theo của các học viên là triển khai phổ biến lại nội dung, kiến thức và kỹ năng
tiếp thu được tại khóa tập huấn cho nhà trường; cơ sở giáo dục thực hiện quy
trình tự đánh giá theo quy định; thực hiện công tác cải tiến chất lượng trong
và sau đánh giá; tăng cường chia sẻ, hợp tác với các đơn vị khác và với Cục Quản
lý chất lượng về việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Trong xu thế hội nhập
quốc tế, tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học ngày càng cao. Cơ sở giáo
dục chịu trách nhiệm chính đối với vấn đề chất lượng; việc đảm bảo chất lượng
nhằm thúc đẩy sự cân bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở
giáo dục với cộng đồng, đòi hỏi sự tham gia, cộng tác của tất cả các cán bộ quản
lý, giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên, sinh viên và các bên liên quan khác
trong và ngoài nhà trường. Kiểm định chất lượng giáo dục góp phần giúp cho các
cơ sở giáo dục đại học cải tiến và nâng cao chất lượng một cách bền vững, từng
bước hình thành và phát triển văn hóa chất lượng; giúp cho các trường khẳng
định thương hiệu, uy tín cũng như chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và
phục vụ cộng đồng trước các bên liên quan và toàn xã hội./.
Cục Quản lý chất lượng